Đức Phật Nhập Niết Bàn Bằng Đá Trắng Đẹp

Giá: Liên hệ

Niết bàn, theo tiếng Sanscrit là Nirvana, tiếng Pali là Nibhana. Học giả Đoàn Trung Còn giải thích: Niết bàn là “cảnh trí của nhà tu hành dứt sạch các phiền não và tự biết rằng mình chẳng còn luyến ái”, và theo lối triết tự thì: “Niết (Nir): ra khỏi, Bàn hay Bànna (Vana): rừng, tức là ra khỏi cảnh rừng mê tối, rừng phiền não”.

Description

1. Niết bàn là gì ?

– Niết bàn, theo tiếng Sanscrit là Nirvana, tiếng Pali là Nibhana. Học giả Đoàn Trung Còn giải thích: Niết bàn là “cảnh trí của nhà tu hành dứt sạch các phiền não và tự biết rằng mình chẳng còn luyến ái”, và theo lối triết tự thì: “Niết (Nir): ra khỏi, Bàn hay Bànna (Vana): rừng, tức là ra khỏi cảnh rừng mê tối, rừng phiền não”. Pháp sư Huyền Trang triết tự Niết bàn – Nirvana như sau: 1, Nir: ra khỏi, ly khai; vana: con đường vòng vèo, quanh quẩn, đổi thay. Nirvana là ly khai con đường quanh quẩn, chuyển dịch (bứt vòng sinh tử luân hồi); 2, Nir: không; vana: hôi tanh, dơ bẩn, Nirvana là không hôi tanh, dơ bẩn (thanh tịnh, trong sạch); 3, Nir: xa lìa, đào thải; vana: rừng rậm, Nirvana là xa lìa rừng rậm (đào thải những phiền tạp của đời sống)..

2. Khái niệm Niết bàn trong phật giáo.

– Niết bàn là khái niệm thể hiện triết lý độc đáo về giải thoát của Phật giáo. Đây là một trạng thái tâm linh hoàn toàn thanh thản, giải thoát khỏi mọi đau khổ của cuộc đời. Trạng thái này có thể đạt được khi còn đang sống (Hữu dư Niết bàn) hoặc khi đã chết (Vô dư Niết bàn).

– Phật giáo Tiểu thừa hướng tới Vô dư Niết bàn – một Niết bàn tịch diệt, cô đơn, từ bỏ mọi thú vui trần thế. Phật giáo Đại thừa lại hướng tới Hữu dư Niết bàn – một Niết bàn nhân bản, nhập thế và hoạt động cùng những buồn vui nhân thế. Quan niệm này đã mang lại một sức hấp dẫn, sức sống mới cho Phật giáo, đặc biệt là trong xã hội hiện đại.

3. Ý nghĩa của Niết bàn trong phật giáo là gì?

– Niết bàn là sự đoạn trừ dục vọng, dứt nghiệp báo luân hồi, thanh tịnh tuyệt đối. Đó là sự ngưng đọng vĩnh cửu của không – thời gian trong cõi tâm linh sâu thẳm của con người. Như vậy, Niết bàn trong Phật giáo không phải là một cõi cực lạc có vị trí không – thời gian như thiên đường của Thiên Chúa giáo, mà là một trạng thái tâm linh hoàn toàn thanh thản, yên tĩnh, sáng suốt, không vọng động, diệt ái dục, xoá bỏ vô minh, chấm dứt mọi khổ đau, phiền não.

4. Thỉnh tượng phật nhập Niết bàn bằng đá ở đâu uy tín?

– Xuất thân từ làng nghề đá mỹ nghệ non nước danh tiếng và lâu đời. Đá mỹ nghệ Song Toàn tự tin là đơn vị chế tác và cung ứng các sản phẩm tượng phật đá uy tín và chất lượng trên thị trường, không chỉ được các quý thầy và quý phật tử trong nước tin tưởng mà cả các khách hàng nước ngoài cũng đặt niềm tin giao phó trách nhiệm.

– Đến với chúng tôi các quý thầy và quý phật tử hoàn toàn yên tâm về chất lượng đá cũng như tay nghề của người thợ chế tác. Bởi chúng tôi có đội ngũ người thợ điêu khắc tượng phật có tay nghề cao và nhiều năm kinh nghiệm. Nhưng quan trọng hơn cả là 1 cái Tâm của những người thợ chế tác các sản phẩm mang tính chất tâm linh này.

Các khách hàng sẽ được cam kết khi đến với Tượng phật đá Khoa Dung:

– Nguyên liệu đá tự nhiên nguyên khối 100%.

– Nói không với hàng chợ, hàng kém chất lượng.

– Hoàn tiền 100% nếu phát hiện sản phẩm bột đá hoặc đá nhân tạo.

– Chế tác tinh xảo, ti mỉ theo mọi nhu cầu của khách hàng cho đến khi hoàn thiện.

– Vận chuyển, lắp đặt và giao hàng tận nơi trên toàn quốc.

– Cam kết giá cả tốt nhất và chất lượng cạnh tranh nhất trên thị trường.